Có rất nhiều loại viêm da mà bạn có thể gặp phải, tùy thuộc vào mỗi loại viêm da để có phác đồ điều trị khác nhau, chính vì vậy chuẩn đoán đúng loại viêm da là rất thiết để có phương án điều trị viêm da phù hợp, bài viết dưới đây giúp bạn khắc phục mọi trường hợp viêm da kịp thời và hiệu quả nhất.trong công tác phòng bệnh và trị bệnh

Có rất nhiều loại viêm da mà bạn có thể gặp phải, tùy thuộc vào mỗi loại viêm da để có phác đồ điều trị khác nhau, chính vì vậy chuẩn đoán đúng loại viêm da là rất thiết để có phương án điều trị viêm da phù hợp, bài viết dưới đây giúp bạn khắc phục mọi trường hợp viêm da kịp thời và hiệu quả nhất.trong công tác phòng bệnh và trị bệnh

Viêm da là gì?

Nói chung viêm da là biểu hiện của dị ứng ở da, tổn thương, da bị viêm đỏ, có thể xuất hiện mủ, mụn nước, có cảm giác ngứa, có khi đau rát khó chịu...bệnh viêm da là quá trình tham gia của phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Bệnh thường hay có sự chuyển từ dạng này sang dạng kia trong cuộc đời.

Triệu chứng viêm da

Triệu chứng của viêm da từ nhẹ đến nặng và khác nhau tùy thuộc loại viêm da và bộ phận nào trên cơ thể bị viêm là rất dễ dàng nhìn thấy và cảm thấy rõ ràng như:

• Da ngứa ngáy, khó chịu khiến người bị viêm da, dị ứng gãi liên tục tạo ra những tổn thương, trầy xước da.

• Xuất hiện các nốt sần, ban đỏ và tạo thành mảng rộng trên da.

• Da bị nổi mề đay kèm theo mụn, bỏng nước.

• Da nổi mụn li ti và nổi mẩn đỏ, có châm chích.

• Da bị khô và bong tróc, gây nóng và rát...

• Da bị viêm loét, gây mủ hoặc hoại tử..

• Da bị tổn thương, đau rát khó chịu...

Nguyên nhân viêm da

+ Viêm da dị ứng (chàm): đây là dạng viêm da có khả năng liên quan đến các yếu tố kết hợp, bao gồm da khô, một biến thể gen, rối loạn chức năng hệ miễn dịch, vi khuẩn trên da và điều kiện môi trường;

+ Viêm da tiếp xúc: tình trạng này do tiếp xúc trực tiếp với một trong nhiều chất kích thích hoặc gây dị ứng, chẳng hạn như độc tố cây thường xuân, đồ trang sức có chứa niken, sản phẩm tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm và thậm chí cả chất bảo quản trong nhiều loại kem và lotion;

+ Viêm da tiết bã: tình trạng này có thể được gây ra do một loại nấm men ở vùng tiết nhờn trên da. Những người bị viêm da tiết bã có thể thấy tình trạng của họ có xu hướng tái phát và thuyên giảm tùy theo mùa.

+ Tuổi: viêm da có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng viêm da dị ứng (chàm) thường bắt đầu ở thời thơ ấu; Dị ứng và hen suyễn;

+ Những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị bệnh chàm, dị ứng, sốt cỏ khô hoặc hen suyễn có nhiều khả năng bị viêm da dị ứng;

+ Nghề nghiệp: các công việc mà bạn đặt tiếp xúc với các kim loại, dung môi hoặc chất làm sạch làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc. Nhân viên chăm sóc sức khỏe có liên quan đến bệnh chàm ở tay;

+ Tình trạng sức khỏe của bạn có thể tăng nguy cơ bị viêm da tiết bã nếu bạn bị bệnh như suy tim sung huyết, bệnh Parkinson và HIV.

Các loại viêm 

Một số viêm da mặt phổ biến thường thấy hiện nay mà chúng ta cần quan tâm và cách điều trị thích hợp, hiệu quả, an toàn.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da dị ứng tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh phổ biến về da, là tình trạng da bị dị ứng, viêm khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ của da, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho da trở nên viêm nặng hơn mỗi ngày, hiện nay rất nhiều chị em vấp phải là viêm da do tiếp xúc và sử dung mỹ phẩm, hóa chất gây nên.

>> Chi tiết về viêm da tiếp xúc

Viêm da do cơ địa

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính di truyền và miễn dịch của cơ thể. Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa thật rõ ràng. Một số giả thiết cho rằng do da quá khô và dễ bị kích thích, đồng thời những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng có thể gây viêm da, nổi mẩn ngứa trên da. Do vậy tình trạng này có thể khởi phát sớm từ tuổi sơ sinh cũng như sẽ gặp nhiều trong gia đình có các thành viên có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng.. Điều trị viêm da cơ địa cũng đi sâu vào vệ sinh, kháng viêm và giữ ẩm, tiêu diệt nấm và vi khuẩn bám lên da.

>> Chi tiết về viêm da cơ địa

Viêm da dị ứng thời tiết

Điều trị viêm da dị ứng thời tiết

Viêm da dị ứng thời tiết thực chất là do thay đổi nhiệt độ nóng, lạnh hoặc độ ẩm, nước mưa ảnh hướng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc là thay đổi nổng độ phấn hoa trong không khí. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, và có các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Điều trị viêm da này là rất dễ dàng, nhưng bệnh này khó điều trị dứt điểm.

>> Chi tiết về viêm da dị ứng thời tiết

Viêm da tiết bã

Điều trị viêm da tiết bã

Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn, chàm da mỡ là tình trạng viêm da thường gặp, viêm da mãn tính và dễ tái phát. Vị trí gây viêm da chủ yếu là ở mặt, đầu, ngực và vùng bả vai. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã. Vì thế việc điều trị bệnh là điều vô cùng khó khăn. Trường hợp viêm da tiết bã tự hết là điều không thể xảy ra. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và yếu tố cơ địa của từng bệnh nhân mà bệnh chỉ có thể dần thuyên giảm theo thời gian. Một cách điều trị viêm da tiết bã đã được chuyên gia Shapeline ứng dụng là rất hiệu quả và phù hợp dưới đây là dùng siêu dưỡng ẩm kết hợp ánh sáng Nano...

>> Chi tiết về viêm da tiết bã

Viêm da dị ứng 

Viêm da dị ứng hay còn gọi là bệnh chàm, bênh này chủ yếu do di truyền và phát triển khi còn sơ sinh, có rất nhiều loại chàm, nhưng đa phần người bị chàm thường sẽ ngứa ngáy và da khô từng mảng.

>> Chi tiết về viêm da dị ứng

Viêm nang chân lông

Điều trị viêm nang chân lông

Viêm nang lông là tình trạng viêm chân lông ở một hoặc nhiều nang lông ở bất kỳ vùng da nào trừ lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên trẻ em, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Lúc đầu nó có thể trông giống như những nốt nhỏ màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông, những túi nhỏ ở mỗi chân lông mọc ra. Sau đó, nhiễm trùng có thể lan rộng và biến thành vết viêm loét, gây khó chịu. Điều trị loại viêm này cần có phác đồ điều trị bài bản để tránh tổn thương và gấy sẹo, sần cho da.

>> Chi tiết về viêm nang chân lông

Viêm da mủ hay viêm da nhiễm khuẩn

Điều trị viêm da nhiễm khuẩn (viêm Mủ)

Viêm da mủ hay Nhiễm trùng da là trường hợp phổ biến và gây tổn thương nặng cho bề mặt làn da, và rất dễ dàng để lại sẹo khó trị, có nhiều nguyên nhân gây ra và các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Phần lớn các bệnh về viêm da ở mức độ nhẹ có thể điều trị được bằng thuốc không kê đơn và các biện pháp vệ sinh tại chỗ tự thực hiện tại nhà, trong khi các nhiễm trùng da nặng hơn cần được chăm sóc y tế.

Da người còn là “đất sống màu mỡ” của nhiều loài vi khuẩn, thậm chí cả nấm và kí sinh trùng. Các loại vi khuẩn thường gặp nhất là tụ cầu (staphylococcus) và liên cầu (streptococcus). Ở điều kiện bình thường, các vi khuẩn này không gây bệnh trên da, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi (cơ thể suy yếu, tình trạng vệ sinh da kém, môi trường nóng nực, ngứa ngáy, gãi, chấn thương ở da, bệnh đái tháo đường...) thì các vi khuẩn này sẽ tăng độc tính và gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da, điển hình nhất là

>> Chi tiết về viêm da mủ

Viêm da nốt sần

 

Viêm da nổi sẩn

Loại viêm da có các vết viêm loét hình bầu dục xuất hiện trên da, thường thấy sau chấn thương da.

>> Chi tiết về viêm da sần

Viêm da thần kinh

 

Viêm da thần kinh

Loại viêm này thường do căng thẳng hoặc thứ gì đó gây kích ứng da, được hình thành từng mảng và bị ngứa.

>> Chi tiết về viêm da thần kinh

Viêm da ứ nước

 

Viêm da ứ nước

Loại này đa phần da bị viêm do sự thay đổi trên da do tắc nghẽn khí huyết, làm tích tụ nước

>> Chi tiết về viêm da ứ nước

Điều trị viêm da

Mục đích điều trị viêm da mặt là để giảm viêm, giảm ngứa, diệt khuẩn , nấm và ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lai, tránh biến chứng. Theo đó, các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định chi tiết như sau:

▪ Thoa lên vùng da bị viêm bởi kem, gel hoặc thuốc mỡ corticosteroid.

▪ Thoa, xịt lên vùng da bị viêm bởi một số loại kem hoặc thuốc mỡ có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn (chất ức chế calcineurin).

>>Xem ngay biệt dược trị viêm da: Toplife essenses

▪ Cho khu vực bị da viêm tiếp xúc với lượng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo có nguồn chiếu thích hợp trong điều trị viêm da.

>>Xem trị liệu bằng ánh sáng Nano và SHR

▪ Sử dụng corticosteroid đường uống (thuốc viên) hoặc tiêm chích, cho những trường hợp viêm da nặng...

▪ Chống ngứa: Dùng bôi vào vùng da có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị ngứa quá nặng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, đôi khi phải cần đến thuốc kháng histamine đường uống. Với các thuốc chống dị ứng gây buồn ngủ, bác sĩ thường kê cho uống buổi tối.

▪ Dưỡng ẩm: Phối hợp với kem chống ngứa làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Ngoài những cơn cấp, cần thường xuyên dưỡng ẩm da, mềm da khi thời tiết lạnh và khô, tránh để da nứt nẻ sẽ làm dễ gây ngứa.

▪ Kháng viêm: Hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức khiến triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt mẩn đỏ, sưng, ngứa. Tuy nhiên, nên hạn chế bôi kem kháng viêm khi đã bớt ngứa và tăng cường các liệu pháp tự chăm sóc khác như làm ẩm da, mềm da cũng giúp kiểm soát viêm da cơ địa mức độ nhẹ thay vì dùng thuốc. Vì nếu dùng kéo dài kèm kháng viêm sẽ gây tác dụng phụ như làm đổi màu da, mỏng da, mọc lông và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Các kem kháng viêm có corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tùy vào tính chất tổn thương, bác sĩ sẽ kê dạng hoạt chất từ nhẹ đến nặng.

▪ Kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng da thì việc điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, nếu vết thương hở và chảy dịch, người bệnh cần đắp gạc, vệ sinh và thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.

▪ Hạn chế các yếu tố kích thích bệnh khởi phát: Nhiều bệnh nhân lo lắng viêm da cơ địa có lây không vì sợ đã bị lây từ người khác hay lo ngại sẽ lây cho người thân trong gia đình. Tuy nhiên, bệnh do cơ địa của từng người nên hoàn toàn không lây nhiễm.

Theo đó, việc cần làm là hạn chế các yếu tố kích thích bệnh khởi phát:

▪ Liệu pháp miễn dịch: Cách điều trị viêm da bằng liệu pháp miễn dịch đang từng bước ứng dụng trong điều trị viêm da cơ địa và một số viêm da khác nói, cũng như các bệnh do rối loạn miễn dịch khác. Tuy nhiên, hiệu quả về lâu dài cũng như tính an toàn của các nhóm thuốc này vẫn chưa rõ ràng nên chỉ được chấp thuận cho trẻ em trên 2 tuổi và cho người lớn. Đồng thời, phương cách này chỉ được sử dụng khi phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc hoàn toàn không hiệu quả, chính vì vậy phương pháp này ít sử dụng và chưa phổ biến.

▪ Quang tuyến trị liệu: Cách điều trị viêm da này đã cho thấy những kết quả tích cực, điều chỉnh các rối loạn trong và ngay dưới cấu trúc da, tuy nhiên, khả năng áp dụng rộng rãi đang cần nghiên cứu thêm, bởi có một số bằng chứng cho thấy gây lão hóa da sớm cũng như tăng nguy cơ ung thư da.

Điều trị viêm da công nghệ cao

Mỗi khi các biện pháp điều trị viêm thông thường mà không cho kết quả thì việc đầu tiên là bạn nên ghé các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và các phương pháp điều trị viêm da bằng công nghệ cao là biện pháp thích hợp, cần thiết mà bạn nên tìm hiểu.

Các bước điều trị viêm da bằng công nghệ Face systum 4 trong 1, kết hợp mỹ phẩm, thuốc đặc trị và ánh sáng Nano..

Bước 1 : Dùng nước kết hợp sóng siêu âm đầu dò vô tuyến lưỡng cực , với  từ trường 3000 lần /phút để tẩy tế bào chết cho da 

Bước 2: Tăng cường miễn dịch cho da, thu hẹp lỗ chân lông, tăng cường quá trình trao đổi chất của tế bào da, làm mở lỗ chân lông...

Bước 3: Đưa khí oxy vào da ,đồng thời tăng cường sự chuyển hóa các tế bào, tăng sự liên kết các mô sợi, giúp da hít thở, cân bằng khí oxy trong làn da  thông tắc nghẽn các mạch máu dưới da thải các độc tố ra ngoài da.

Bước 4: Phối hợp với sóng radio cao tầng, sâm nhập sâu vào làn da, giúp săn chắc da và làm cho da khỏe mạnh, tăng oxy cho da .

Cuối cùng là dùng màn hình Mask-led dựa theo nguyên lý của công nghệ Nano phục hồi là da làm tăng cường sự miễn dịch cho da, tăng sức đề kháng cho da, làm phục hồi da.

Hiệu quả điều trị viêm da 

Giải quyết nhanh chóng, triệt để tình trạng viêm da, loại bỏ những dấu hiệu mẩn đỏ, mụn, ngứa da, khôi phục trạng thái bình thường của làn da.

• Giúp da tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh hơn.

• Năng lượng ánh sáng cải thiện sắc tố, giúp da sáng, đều màu, mịn màng.

• Đảm bảo an toàn tuyệt đối: bước sóng ánh sáng với tần số thích hợp mang lại hiệu quả cao mà không gây ra xâm lấn, tổn thương da.

• Thời gian điều trị ngắn, không mất thời gian nghỉ dưỡng.

Nếu bạn thấy làn da của bạn có triệu chứng bất thường thì hãy liên hệ vơid chuyên gia chúng tôi để được tư vấn cách điều trị viêm da hiệu quả, thích hợp cho bạn!

Các biện pháp kháng viêm tại nhà

Những thói quen tự chăm sóc này có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng viêm da và cảm thấy tốt hơn:

Dưỡng ẩm cho làn da của bạn. Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm có hàm lượng dầu cao có thể giúp ích cho làn da của bạn. Lựa chọn serum dưỡng ẩm sẽ có tác dụng gấp nhiều lần kem dưỡng

Sử dụng các sản phẩm chống viêm và chống ngứa không kê đơn. Kem hydrocortisone không kê đơn (OTC) có thể tạm thời làm giảm mẩn đỏ và ngứa. Thuốc kháng histamine đường uống, chẳng hạn như diphenhydramine, có thể giúp giảm ngứa. Một lựa chọn để giảm ngứa, kháng viêm và làm sạch vi khuẩn bằng biệt dược Toplife essences

Đắp khăn ướt mát. Điều này giúp làm dịu làn da của bạn.

Tắm nước ấm thoải mái. Rắc nước tắm của bạn với baking soda hoặc bột yến mạch dạng keo - một loại bột yến mạch nghiền mịn được làm cho bồn tắm. Ngâm mình trong vòng 5 đến 10 phút, lau khô và thoa kem dưỡng ẩm không mùi khi da vẫn còn ẩm. Kem dưỡng da chứa 12% amoni lactat hoặc 10% axit alpha-hydroxy giúp chống lại làn da khô và bong tróc.

Sử dụng dầu gội có thuốc. Đối với gàu, hãy sử dụng dầu gội OTC có chứa selen sulfide, kẽm pyrithione, nhựa than đá hoặc ketoconazole.

Tắm thuốc tẩy loãng. Điều này có thể giúp những người bị viêm da dị ứng nghiêm trọng bằng cách giảm vi khuẩn trên da. Đối với một bồn tắm thuốc tẩy loãng, thêm 1/2 cốc (khoảng 118 ml) thuốc tẩy gia dụng, không phải thuốc tẩy đậm đặc, vào bồn tắm có dung tích 40 gallon (khoảng 151 lít) chứa đầy nước ấm. Các biện pháp là đối với một bồn tắm có kích thước tiêu chuẩn của Hoa Kỳ được lấp đầy các lỗ thoát nước tràn. Ngâm từ 5 đến 10 phút và rửa sạch trước khi thấm khô. Làm điều này hai đến ba lần một tuần.

Nhiều người đã thành công khi tắm bằng giấm loãng hơn là tắm bằng thuốc tẩy. Thêm 1 cốc (khoảng 236 ml) giấm vào bồn tắm chứa đầy nước ấm.

Tránh cọ xát và trầy xước. Che vùng ngứa bằng băng nếu bạn không thể tiếp tục gãi. Cắt móng tay và đeo găng tay vào ban đêm.

Mặc quần áo cotton. Quần áo cotton có kết cấu mịn có thể giúp bạn tránh gây kích ứng vùng bị ảnh hưởng. Tránh len, vì ngứa có thể bùng phát sau khi cởi quần áo len tiếp xúc trực tiếp với da.

Chọn bột giặt nhẹ. Vì quần áo, ga trải giường và khăn tắm của bạn tiếp xúc với da của bạn, hãy chọn các sản phẩm giặt nhẹ, không mùi.

Tránh chất kích thích hoặc chất gây dị ứng đã biết. Đặc biệt đối với bệnh viêm da tiếp xúc, hãy cố gắng giảm thiểu tiếp xúc với chất gây phát ban.

Quản lý căng thẳng của bạn. Các yếu tố gây căng thẳng cảm xúc có thể khiến một số loại viêm da bùng phát. Cân nhắc thử các kỹ thuật quản lý căng thẳng như thư giãn hoặc phản hồi sinh học.

Những điều cần biết khi viêm da

Khi viêm da bạn cần tránh một số thực phẩm và sinh hoạt, nhằm hạn chế tình trạng bệnh lý càng thêm nghiêm trọng như:

▪ Ăn uống: Không ăn đồ cay, không uống rượu bia, chất kích tích, không ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh, tránh thức ăn đồ nếp, hạn chế tôm, cua, ốc ghẹ, tránh đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, hạn chế dùng sữa...

▪ Môi trường sống: vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn, gối, nệm, thảm và màn cửa thường xuyên, tránh khói thuốc lá và môi trường bụi bặm.

Sinh hoạt: Tắm không quá lâu; mỗi lần tắm, giới hạn trong 15 - 20 phút và sử dụng nước ấm hơn là nước nóng. Không tắm quá nóng hoặc quá lạnh, lau khô và nên sấy tóc sau tắm...

▪ Nên dùng một loại nước hoa, xà phòng cố định và có tính tẩy rửa nhẹ nhàng; nếu muốn thay đổi, nên thử trên một vùng da mỏng trước để xem có gây kích ứng hay không.

▪ Hạn chế gãi da đến mức tối thiểu; đối với trẻ nhỏ, cần cắt móng tay và đeo găng tay vào ban đêm, gãi sẽ gây da bị tổn thương, bong tróc...

▪ Khi trời nóng, cần mặc quần áo thoáng mát. Khi trời lạnh và khô, cần dưỡng da với các loại kem dưỡng ẩm, sáp giữ ẩm. Uống đủ nước.

Những câu hỏi của bác sĩ để chuẩn trị bệnh

Trước cuộc hẹn, hãy liệt kê câu trả lời của bạn cho những câu hỏi sau từ bác sĩ da liễu của bạn:

1. Các triệu chứng của bạn là gì và chúng bắt đầu khi nào?Có bất cứ điều gì dường như kích hoạt các triệu chứng của bạn?

2. Những loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả những loại bạn dùng bằng đường uống cũng như các loại kem hoặc thuốc mỡ bạn bôi lên da?

3. Bạn có tiền sử gia đình bị dị ứng hoặc hen suyễn không?

4. Bạn đã thử những phương pháp điều trị nào cho đến nay? Có bất cứ điều gì giúp đỡ?

5. Các triệu chứng của bạn có đến và biến mất, hay chúng khá liên tục?

6. Bạn tắm hoặc tắm bao lâu một lần?

7. Những sản phẩm nào bạn sử dụng trên da, bao gồm xà phòng, kem dưỡng da và mỹ phẩm?

8. Bạn sử dụng sản phẩm tẩy rửa gia dụng nào?

9. Bạn có tiếp xúc với bất kỳ chất kích thích có thể có từ công việc hoặc sở thích của bạn không?

10. Gần đây bạn có bị căng thẳng bất thường hoặc bị trầm cảm không?

11. Các triệu chứng của bạn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn như thế nào, bao gồm cả khả năng ngủ của bạn?

Videos liên quan

Thong ke